Hướng nội và hướng ngoại là hai kiểu tính cách điển hình trong xã hội. Để biết bản thân mình là người hướng nội hay hướng ngoại. Hãy cùng Phongthuy.Co tìm hiểu xem hướng nội, hướng ngoại là gì? Yếu tố tạo nên người hướng nội và hướng ngoại. Vì sao phải xác định bản thân là người hướng nội hay ngoại. Cách xác định như thế nào?
Hướng nội và hướng ngoại là gì?
Hướng nội là gì?
Khái niệm hướng nội
Hướng nội là một thuật ngữ được sử dụng trong tâm lý học để chỉ những người có xu hướng tập trung vào bên trong chính mình. Những người hướng nội thường có cách tiếp cận thế giới khác với những người hướng ngoại.
Họ thích ở một mình và có xu hướng tập trung vào suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm cá nhân của bản thân. Các nhà tâm lý học cho rằng, hướng nội là một phần tự nhiên của tính cách và có thể được di truyền. Tuy nhiên, môi trường và các trải nghiệm cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của người mang tính cách này.
Đặc điểm của người hướng nội
- Thích dành thời gian cho bản thân
- Sống nội tâm và có óc tò mò
- Cảm thấy kiệt sức khi phải tương tác với mọi người
- Thích làm việc một mình, thích viết hơn nói
- Dùng sự cảm nhận nhiều hơn người hướng nội
Ưu nhược điểm của người hướng nội
- Khả năng làm việc độc lập của người hướng nội cao.
- Khả năng quan sát và tư duy của người hướng nội rất tốt.
- Có xu hướng tích cực lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu trước những vấn đề của người khác.
- Gặp khó khăn khi làm việc trong môi trường công sở, nơi đông người.
- Bị ảnh hưởng bởi chứng lo âu và nhút nhát của bản thân.
Hướng ngoại là gì?
Khái niệm hướng ngoại
Hướng ngoại là một trong năm đặc điểm tính cách của lý thuyết Big Five nghiên cứu về tính cách của con người. Đây là một yếu tố quan trọng giúp ta hiểu rõ cách mà một người tương tác với thế giới xung quanh và cách họ thể hiện bản thân trong môi trường xã hội.
Ảnh Người hướng ngoại thích thể hiện bản thân trong môi trường xã hội
Khi một người có điểm số cao về hướng ngoại điều này thường đồng nghĩa với việc họ có khả năng tận hưởng cuộc sống và tương tác xã hội một cách tích cực.
Họ thường thích tham gia vào các hoạt động xã hội, có đam mê với giao tiếp và luôn đầy năng lượng khi gặp gỡ và kết nối với những người xung quanh.
Đặc điểm của người hướng ngoại
- Thích môi trường xã hội và là trung tâm của sự chú ý
- Dễ dàng kết giao với người khác
- Không thích ở một mình
- Thoải mái, tích cực và năng động trong tập thể
- Linh hoạt trong nhiều tình huống
Ưu nhược điểm của người hướng ngoại
- Dễ dàng giao tiếp và có mối quan hệ rộng rãi
- Cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau
- Luôn là người mang nguồn năng lượng tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh
- Thường bị chi phối cảm xúc bởi người khác
- Đa số người hướng ngoại thường có cái tôi cao và trọng hình thức bên ngoài
- Không thực sự hiểu được mình, điều này khiến họ ít hạnh phúc hơn người hướng nội
Yếu tố tạo nên người hướng nội và hướng ngoại
Trong não người có một loại hormon giúp con người sản sinh cảm giác hưng phấn, kích thích cực độ, nó là dopamine. Cả hướng nội và hướng ngoại đều có một lượng dopamine nhất định. Song, ở não của người hướng ngoại, hoạt động sản sinh dopamine có sự chủ động hơn so với người hướng nội.
Mặt khác, ở người hướng nội não của họ sử dụng một chất dẫn truyền thần kinh khác gây hưng phấn là acetylcholine. Nếu dopamine giúp con người cảm thấy hạnh phúc khi tương tác với bên ngoài, acetylcholine lại khiến con người cảm thấy vui khi lấy năng lượng từ nội tâm của mình.
Sự khác biệt về hoạt động của chất dẫn truyền gây hưng phấn đã phần lớn tạo ra người hướng nội và hướng ngoại. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cũng có thể được giải thích theo nhiều khía cạnh khác về sinh học hay xã hội.
Vì sao nên xác định bản thân là người hướng nội hay ngoại
- Giúp bạn khám phá bản thân: khi bạn xác định được bản thân là người hướng nội hay hướng ngoại bạn sẽ biết được bản thân mình mạnh ở điểm nào, yếu ở đâu. Từ đó, bạn có thể đưa ra cách để khắc phục những điểm yếu và phát huy thế mạnh của mình.
- Xác định được môi trường làm việc phù hợp: từ việc thấu hiểu bản thân, bạn dần nhận thức được môi trường nào lý tưởng để thuộc về. Từ đó, bạn sẽ biết cách giữ vững và phát triển những thế mạnh vốn có cũng như duy trì được nhiệt huyết, niềm vui trong công việc.
Cách xác định bạn là người hướng nội hay hướng ngoại
Người hướng nội
Người ta thường hay nghĩ rằng người hướng nội rất khó gần. Mọi người nghĩ họ nhút nhát, dè dặt.
Nhưng thực chất bản thân họ chỉ cảm thấy mệt mỏi và không quen khi tiếp xúc với người lạ quá nhiều. Họ thấy thoải mái hơn khi được ở một mình với thế giới riêng tư. Điều này có ý nghĩa phục hồi, cân bằng lại năng lượng đối với họ.
Ảnh người hướng nội cảm thấy thoải mái khi được ở một mình
Họ là người có thế giới nội tâm phong phú. Thế giới này chứa những cảm xúc, suy nghĩ riêng biệt của họ về người và vật xung quanh, khó ai có thể dò đoán được. Trước khi phát biểu điều gì, họ thường dè dặt suy đoán ý nghĩ của người khác và suy nghĩ rất kỹ rồi mới nói ra.
Người hướng nội chỉ cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở cùng với các mối quan hệ thân thuộc. Họ có khao khát được thấu hiểu, được quan tâm và chỉ có thể làm chính mình trong những cuộc trò chuyện riêng tư.
Những người hướng nội chưa chắc đã e dè, nhút nhát hay sợ người lạ. Họ có thể đón nhận các cuộc trò chuyện bất ngờ từ các mối quan hệ mới một cách tự nhiên. Tuy nhiên, sau những lần giao lưu ấy họ luôn cần ở một mình để hồi phục và bình tâm lại.
Người hướng ngoại
Người hướng ngoại là những người có nguồn năng lượng tích cực. Nguồn năng lượng này có thể lan tỏa đến mọi người xung quanh. Người hướng ngoại thường là tâm điểm của đám đông. Họ yêu thích việc kết nối, kết giao và họ xem sự tương tác là nguồn năng lượng tuyệt vời của họ.
Họ là những người có khả năng giao tiếp rất tốt. Người hướng ngoại thường làm đối phương thấy gần gũi bằng ánh mắt, nụ cười và sự tương tác tự nhiên nhất. Người hướng ngoại không thích ở một mình. Nếu bắt buộc phải ở một mình vì công việc, họ sẽ phục hồi bằng sự tương tác thân mật với người xung quanh khi công việc kết thúc.
Người hướng ngoại luôn cảm thấy thoải mái khi ở giữa đám đông. Họ không suy nghĩ và để tâm quá nhiều trước khi nói. Những gì họ thể hiện ra bên ngoài thường rất tự nhiên và thẳng thắn. Rất hiếm khi người hướng ngoại đắn đo, suy nghĩ điều gì quá lâu trước khi nói ra.
Người mang cả hai tính cách trên thì như thế nào
Phần đông chúng ta thường có cả hai tính cách trong chính con người mình, chỉ là thiên về phía nào nhiều hơn. Nhóm người này còn được gọi là người hướng trung – với thuật ngữ tiếng anh Ambivert.
Ảnh nhóm người hướng trung - với thuật ngữ tiếng anh Ambivert
Họ có khả năng điều chỉnh, kiểm soát tính cách của bản thân dựa theo hoàn cảnh phù hợp. Hôm nay họ đầy thu hút như một người hướng ngoại, nhưng hôm sau, họ trầm lắng và thu mình vào như một người hướng nội.
Người hướng trung có thể thích nghi được trong mọi hoàn cảnh, với các vai trò khác nhau. Với vai trò hướng ngoại, người hướng trung có thể kết nối, mở rộng mối quan hệ với số đông. Mặt khác, với vai trò hướng nội, người hướng trung có thể lắng nghe và tạo dựng niềm tin, là bước đệm cho những mối quan hệ sâu sắc.
Như vậy thông tin trên đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về tính cách người hướng nội và hướng ngoại, từ đó có cái nhìn rõ hơn về bản thân mình. Trang Phongthuy.Co là nơi bạn tìm thấy tất cả thông tin về phong thủy, hãy cùng chúng tôi khám phá và học hỏi những thông tin bổ ích về phong thủy ngay nhé!